Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng

Hệ thống này lần đầu tiên được giới thiệu trong lễ khánh thành Sân vận động Quốc tế Khalifa vào năm 2017 và kể từ đó đã được điều chỉnh để trở nên hoàn thiện hơn

Với sự đổi mới và tính bền vững là trọng tâm của quá trình chuẩn bị cho FIFA World Cup Qatar 2022™, công nghệ làm mát là một trong những hệ thống mang tính cách mạng của giải đấu bóng đá quốc tế lớn nhất hành tinh.

Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 1

Hệ thống này lần đầu tiên được giới thiệu trong lễ khánh thành Sân vận động Quốc tế Khalifa vào năm 2017 và kể từ đó đã được điều chỉnh để trở nên hoàn thiện hơn đồng thời không kém phần thú vị.

Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 2
Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 3

Những hệ thống làm mát này luôn đảm bảo cho nhiệt độ môi trường của các trận đấu luôn đạt được mức lý tưởng từ 18 đến 24 độ C vì vậy dù bất cứ sự kiện nào trong năm cũng đều có thể diễn ra bình thường trên các sân đấu này. Công nghệ này mất tới 13 năm nghiên cứu và chuẩn bị do Supreme Committee for Delivery & Legacy phối hợp với Đại học Qatar (QU).

Tiến sĩ Saud Abdulaziz Abdul Ghani, còn gọi là Dr. Cool, giáo sư tại đại học Qatar, chuyên ngành kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong hành trình này. Tiến sĩ Saud cho biết: “Nghiên cứu tiến sĩ của tôi tập trung vào điều hòa không khí trong ô tô nhưng tôi đã thay đổi để áp dụng lý thuyết tương tự cho các sân vận động tổ chức World Cup, rõ ràng quy mô đã lớn hơn rất nhiều”.

Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 4
Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 5
Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 6

Công nghệ này được trang bị ở 7 trong tổng số 8 sân vận động của Qatar 2022, ngoại trừ Sân vận động 974, có thể tháo rời hoàn toàn và có hệ thống thông gió tự nhiên. Cái hay của công nghệ này là nó sẽ tuỳ thuộc vào mỗi địa điểm khác nhau và chế tạo để phù hợp với thiết kế và tính năng độc đáo của địa điểm đó.

Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 7

Đầu tiên, công nghệ này sẽ được cung cấp điện thông qua một trang trại thu năng lượng mặt trời để làm mát lượng nước nạp vào các “điều hoà” lắp đặt trong sân vận động. Lượng nước được duy trì liên tục ở mức 7 độ C trước khi tiến hành quá trình làm mát. Qatar là một nước ở gần biển và có khả năng khử muối biến thành nước ngọt thông qua hệ thống phức tạp. Nước tại Qatar không thiếu như nhiều người nghĩ. Lượng nước được làm mát sau đó được các động cơ quạt gió phản lực sẽ bắt đầu thổi các luồng khí từ nước lạnh 7 độ C thành hơi lạnh 21 độ C đưa thông qua các “bóng thổi hơi” nhằm làm mát cho toàn bộ sân vận động. Ngoài “bóng thổi hơi”, các lỗ thoát hơi lạnh nhỏ cũng được đặt ở từng tầng khán đài để làm mát cho khán giả. Đặc biệt, các hệ thống sử dụng vật liệu cách nhiệt và làm mát tại chỗ để thân thiện với môi trường nhất có thể. Nhưng làm mát tại chỗ nghĩa là gì?

Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 8

Tiến sĩ Saud cho biết: “Làm mát tại chỗ có nghĩa là chúng tôi chỉ làm mát ở những khu vực mà mọi người cần – như trên sân và trên khán đài. Phần mái vòm và cấu trúc vỏ bọc bên ngoài sẽ được làm bằng các chất liệu polytetrafluoroethylene để hạn chế nhiệt độ ngoài trời hay thất thoát khí lạnh trong sân mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng. Việc làm mát tại chỗ nâng cao cam kết của chúng tôi đối với sự bền vững và môi trường.” Nó lấy khí lạnh thông qua nước chứ không phải các chất hoá học độc hại, không làm nguy hại tầng ozone nào.

Bí mật đằng sau hệ thống làm mát sân vận động đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 được Qatar sử dụng - Ảnh 9

Sau khi khí lạnh được thổi vào trong sân, khí nóng nhẹ hơn sẽ bốc lên và được hút lại để tiếp tục làm lạnh, khiến cho hệ thống này trở thành một vòng tuần hoàn, đem lại hiệu suất cao nhất, tránh thất thoát năng lượng. Bên cạnh đó, xung quanh sân vận động còn chứa khoảng hơn 300 cảm biến để đo về chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, … để đưa cho các kỹ sư và điều chỉnh nhiệt độ tối ưu nhất. Thậm chí công nghệ này còn có thể làm nóng chứ không chỉ làm lạnh.

Một ưu điểm cực lớn của công nghệ này đó là nó không được cấp bằng sáng chế nên các doanh nghiệp và quốc gia khác có thể sử dụng nó để phát triển các hệ thống tương tự, giúp ích rất nhiều cho các công trình trong tương lai. “Công nghệ này là một công cụ thay đổi cuộc chơi tiềm năng cho các quốc gia có khí hậu nóng. Đó là lý do tại sao tôi đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó. Tôi rất tự hào rằng công nghệ này, bắt nguồn từ Qatar, có thể được các quốc gia và doanh nghiệp khác áp dụng. Đây là một trong nhiều món quà của Qatar dành cho thế giới, là kết quả của việc đăng cai tổ chức World Cup.” Tiến sĩ Saud nói.

Hiện tại Qatar cũng ứng dụng công nghệ này tại một trung tâm mua sắm ở Katara và một trang trại ở Al Khor trồng trái cây và rau quả cho người tiêu dùng địa phương. Tiến sĩ Saud nói tiếp: “Một trong những lời hứa World Cup của Qatar là thúc đẩy đổi mới công nghệ và chúng ta đã chứng kiến ​​di sản của công nghệ làm mát. Ước mơ của tôi là nhìn thấy công nghệ này được tiếp tục và phát triển để mang lại lợi ích cho cộng đồng trên toàn cầu.”

Với công nghệ trên, những giải đấu trong tương lai hứa hẹn sẽ diễn ra trong điều kiện lý tưởng hơn, không còn cái nóng khó chịu hơn 30 độ C, cũng không còn tuyết rơi như “Thường Châu tuyết trắng” đội tuyển Việt Nam từng gặp không ít khó khăn nữa.

Link nội dung: https://www.diendanthuongmai.vn/bi-mat-dang-sau-he-thong-lam-mat-san-van-dong-dau-tien-trong-lich-su-world-cup-2022-duoc-qatar-su-dung-a70904.html